![]() | Hôm nay | 268 |
![]() | Hôm qua | 655 |
![]() | Tuần này | 3249 |
![]() | Tuần trước | 5189 |
![]() | Tất cả | 1645991 |
LAST_UPDATED2 Viết bởi Nguyễn Thế Quý Chủ nhật, 24 Tháng 11 2019 03:56
Nhiều phụ huynh không tin con mình bị thoát vị đĩa đệm bởi bệnh này thường chỉ thấy ở người lớn tuổi. Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách có thể gây tàn phế. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh có thêm thông tin về bệnh và có những lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.
Thực trạng thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi gây ra tình trạng đau lưng, nhức mỏi cột sống, có cảm giác cứng cơ, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những năm gần đây thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Tình trạng này xảy ra là do trẻ phải mang vác nặng quá sức, chạy nhảy vận động quá mức hay do các chấn thương như ngã, tai nạn…Nhiều nghiên cứu chỉ ra thoát vị đĩa đệm ở người dưới 20 tuổi do di truyền hoặc bẩm sinh.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở trẻ
Độ tuổi xương của trẻ bắt đầu phát triển là tháng thứ 4. Qúa trình phát triển này ngày càng hoàn thiện dần. Hệ xương của trẻ bắt đầu ổn định được đường cong vùng cổ, ngực khi trẻ lên 7 tuổi. 12-13 tuổi đoạn cong thắt lưng, đoạn hông cong ra trước, đoạn sống cùng cụt cong ra sau cũng dần hoàn thiện. Đây gọi là giai đoạn hình thành đường cong sinh lý. 18 tuổi hệ cơ xương khớp của cơ thể dần ổn định. 27 tuổi xương bắt đầu ngừng phát triển. Ở tuổi này hầu như cơ thể chúng ta không cao thêm.
Triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ
Đau nhức tại vùng bị thoát vị đĩa đệm: Tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm, sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, có thể lan sang cánh tay, mông và rồi tới ngón chân dọc theo dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đứng ngồi không yên. Cơn đau âm ỉ xảy ra ở xung quanh vùng đĩa đệm, có thể sẽ tăng cường độ khi bệnh nhân ho, cười lớn, hắt hơi.
Bệnh nhân khi thực hiện các hoạt động đứng, ngồi, nằm sấp hay nghiêng quá lâu sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội. Họ thường có tư thế đứng thẳng lưng hoặc vẹo về phía bên đau. Trong trường hợp đau nặng người bệnh phải nằm bất động về một bên khi ngủ để giảm bớt cơn đau.
Vận động ngày càng khó khăn hơn, biểu hiện rõ rệt khi bệnh nhân thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, họ còn bị tê bì các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác châm chích như kiến bò.
Ở giai đoạn nặng, khi nhân nhầy chèn ép vào rễ dây thần kinh thắt lưng, người bệnh mất dần cảm giác khi cầm nắm hoặc thực hiện một việc đòi hỏi sự khéo léo, rối loạn đại tiện, tiểu tiện. Đến giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, biến chứng teo cơ, tê liệt phải ngồi xe lăn.
Điều chỉnh tư thế cho trẻ để phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Những năm gần đây, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ đang có xu hướng tăng lên. Điều này một phần do tư thế sinh hoạt, làm việc từ những độ tuổi nhỏ hơn gây ra. Loại bỏ các tư thế sai sẽ giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm trong tương lai cho trẻ. Bố mẹ cần biết và hướng dẫn trẻ tránh xa những tư thế sau:
– Tránh nằm không gối vì dễ gây ra các nhức mỏi, chèn ép vùng cột sống cổ.
– Không nằm ngoẹo đầu sẽ không tốt cho các cơ và cột sống cổ.
– Không nằm co quắp hay nằm sấp để tránh đau lưng.
– Không ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi.
– Tránh cúi đầu khi ngồi học bài, làm việc,…
– Tập cho trẻ bỏ thói quen nằm dài, bò hoặc gục trên mặt bàn để viết. Tư thế này đặc biệt ảnh hưởng đến cột sống, tim, phổi, mắt,…
– Tư thế ngồi khom lưng cũng là một tư thế khá phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải. Thói quen này thường đến từ nguyên nhân độ cao giữa bàn và ghế không phù hợp. Về lâu dài, nguyên nhân này có thể khiến cho cột sống cổ, lưng dễ bị căng cơ, đau nhức, gây tê và mệt mỏi, đau nhức. Sau này tình trạng này còn có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp.
Trên đây là những kiến thức tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết người bệnh sẽ xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thể dục hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh hơn.
LAST_UPDATED2 Viết bởi Nguyễn Thế Quý Thứ bảy, 23 Tháng 11 2019 05:14
Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của hai tay. Viêm quanh khớp vai dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều người còn xem nhẹ bệnh.
NGUYÊN NHÂN
Khớp vai góp mặt trong nhiều hoạt động quan trọng thường ngày, từ mặc quần áo, cầm nắm đơn giản…cho đến tập luyện thể thao, bê vác vật nặng…
Viêm quanh khớp vai được biết đến là tình trạng tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động của cánh tay, bả vai. Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm quanh khớp vai:
Tổn thương khớp vai do nghề nghiệp( lái xe, thợ rèn…), chơi thể thao( bóng bàn, bơi, tennis…)
Chấn thương khớp vai do bị va đập mạnh, bị ngã chống mạnh tay xuống đất
Tình trạng viêm gân, thoái hóa, vôi hóa phần mềm
Thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao cũng có thể gây viêm quanh khớp vai
Viêm bao hoạt dịch mỏm cùng vai
Viêm bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay
TRIỆU CHỨNG
Cơn đau do viêm quanh khớp vai có thể nghiêm trọng, làm giảm biên độ vận động hoặc khiến người bệnh không thể cử động vai. Bệnh diễn tiến theo ba giai đoạn sau:
Viêm mạn tính: đau là biểu hiện điển hình nhất, thường xuất hiện sau khi vận động quá mức hoặc sau chấn thương nhỏ liên tiếp ở vai. Buổi tối đau nhiều, nhất là khi nằm nghiêng đè vào bên vai bị viêm.
Đau vai cấp: cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội. Vai sưng to, nóng, người bệnh có thể thấy khối sưng bùng nhùng. Tình trạng đau lan toàn bộ vai, lên cổ, xuống tay…Người bệnh không thể thực hiện các vận động liên quan tới khớp vai, bị mất ngủ do đau nặng về đêm…
Đông cứng khớp vai: cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều. Khớp vai bị cứng, vận động bị hạn chế hoàn toàn. Quan sát từ phía sau, khi bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.
Viêm quanh khớp vai có thể bị ở bất kì độ tuổi nào tuy nhiên bệnh gặp nhiều ở nam giới hơn nữ và ở độ tuổi từ 40-60 tuổi.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI
Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây để tránh gặp phải tác dụng phụ
Mục tiêu của việc điều trị viêm quanh khớp vai là giảm đau, chống viêm và duy trì vận động của khớp vai. Tây y điều trị viêm quanh khớp vai có 2 phương pháp chủ yếu:
Nhóm thuốc chống viêm có Corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethasone…Không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống co thắt cơ: Myonal, Coltramyl, Mydocalm, Valium…
Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp có tác dụng chậm nhwu Glucosamin Sulfat, Diacerein…
Đây là phương pháp điều trị vêm quanh khớp vai thể đông đặc. Sau 3-6 tháng nếu điều trị không có kết quả, bệnh nhân được chỉ định nội soi gỡ dính, giải phóng bao khớp.
Bệnh nhân được gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng hỗn hợp lidocain, marcain. Sau gây tê các bệnh nhân được tiêm tại chỗ corticoid thuốc depomedrol 40mg/ml, lidocain 2 %, nước cất vừa đủ 20ml.
Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm quanh khớp vai có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn; bị độc tại gan, thận, dạ dày hoặc nhờn thuốc khiến cho việc chữa trị không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và thông báo lại cho bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường.
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
Y học cổ truyền xác định viêm quanh khớp vai có triệu chứng vai gáy cứng đau, cánh tay mỏi, hạn chế vận động, góc nách hẹp lại, khó hoặc không tự mặc được áo, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai tại nhà thuốc gia truyền lương y Nguyễn Thế Qúy đã phát huy tác dụng trong chống viêm giảm đau rất tốt nhờ bài thuốc đắp bó lá nam giúp giảm viêm tiêu sưng.
Khu phong trừ thấp bằng bài thuốc ma hoàng quế chi thang gia giảm
Bổ khí huyết thông kinh hoạt lạc bằng bài thuốc quyên tí thang gia giảm
Lưu ý trong quá trình sử dụng các bài thuốc trên nên kiêng ăn thịt chó, thịt bò và đu đủ xanh. Người bệnh kiên trì uống thuốc mới đem lại hiệu quả. Ngoài ra quá trình sắc thuốc mất khá nhiều thời gian nên nhà thuốc đã sắc thuốc sẵn bằng máy sắc thuốc công nghệ Hàn Quốc, đóng túi rất tiện lợi cho người bận rộn, người thường phải đi công tác hoặc du lịch.
Ưu điểm nổi bật của bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai và các bệnh xương khớp tại nhà thuốc lương y Nguyễn Thế Qúy:
Giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vay gáy, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gút, thoái hóa, vôi hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, đau dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, thần kinh vai gáy, thấp khớp, tiêu sưng giảm đau, hỗ trợ liền xương gãy.
Thông kinh lạc, tăng tiết hoạt dịch ổ khớp, giúp vận động dễ dàng hơn
Bồi bổ can thận, mạnh gân cốt giúp xương khớp chắc khỏe từ bên trong
Ngăn chặn cơn đau tái phát, hạn chế những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tàn phế…
Bài Tập Cho Người Bị Viêm Quanh Khớp Vai
Tốt nhất, khi bị viêm quanh khớp vai ở giai đoạn đầu, người bệnh nên ngừng các hoạt động thể thao, không làm việc quá sức để khớp vai được nghỉ ngơi. Sau đó, có thể thực hiện các bài tập đơn giản dưới đây:
Bài tập1: Đung đưa cánh tay bị viêm đau
Bài tập 2: Kéo giãn cơ vai và tay bị viêm
Bài tập 3: Động tác kéo dây
Với những động tác trong 3 bài tập trên đây, người bệnh viêm quanh khớp vai nào cũng có thể áp dụng và dễ dàng thực hiện tại bất cứ đâu. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu nên tập với cường độ nhẹ nhàng để không gây đau hoặc tác động đột ngột đến khớp vai.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh viêm quanh khớp vai. Khi thấy mình có dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Trang 2 / 61
Lương y: Nguyễn Thế Quý
Địa chỉ: Thôn Phú Vinh, Xã An Khánh, Huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Điện thoại nhà riêng: 0433 650 443
Điện thoại di động : 0904 661 277