Hỗ trợ 1
Hỗ trợ 2
Thứ năm, 28 Tháng 11 2019 08:20
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Chủ quan không chữa, người bệnh có thể bại liệt
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng cổ, vai, gáy kèm theo tê bì hoặc mất cảm giác bàn tay, cổ tay…Tình trạng đau kéo dài có thể tăng nặng khiến người bệnh khó cử động, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Cột sống cơ thể con người được cấu thành bởi 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Giữa những đốt sống này có các đĩa đệm có chức năng nâng đỡ cột sống giúp cơ thể vận động dễ dàng, giảm rung xóc cho cơ thể và giúp cột sống tránh khỏi những chấn thương.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các bao xơ này trở nên yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra, đĩa đệm bị lệch r khỏi vị trí bên trong đốt sống, chèn ép lên tủy sống hay rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Cột sống cổ thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực lớn nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây nên tình trạng đau cổ gáy. Trong đó, phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị có thể do những chấn thương, do việc sai tư thế nằm, ngồi do sự lão hóa của những sợi collagen hay do công việc phải vận động vượt quá giới hạn hoặc tư thế làm việc gò bó, rung xóc.
Theo cơ chế sinh học, một đĩa đệm bị thoát vị sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi hoàng toàn và trở về trạng thái như ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu được áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục tốt đến 80- 90%.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ
Có những nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Do thói quen lao động sinh hoạt: người bệnh bị sai tư thế khi lao động; ngồi làm việc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống và tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, trong sinh hoạt hàng ngày những thói quen ngồi vẹo sang 1 bên, vừa nằm vừa xem ti vi hay ngủ ngồi trên bàn làm việc…là nguyên nhân khiến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Do tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng lớn. Trong giai đoạn từ 30 đến 50 tuổi xương của mỗi người bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ngoài ra, ở những người cao tuổi thì sự đàn hồi và thành phần nước trong cơ thể sẽ bị giảm đi theo thời gian nên rất dễ mắc các bệnh về xương khớp.
Do gặp phải chấn thương hay tai nạn: những chấn thương này tác động mạnh vào cột sống làm cho các chất nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ra sự chèn ép.
Do di truyền: trong gia đình nếu có người thân bị mắc các bệnh về xương khớp hay thoát vị đĩa đệm thì con cái cũng có khả năng bị di truyền bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Điều trị
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ có 2 dạng điều trị:
Thuốc nội khoa kết hợp nẹp cổ, giảm đau, nắn khớp và vật lý trị liệu.
Phẫu thuật: chỉ thực hiện khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả và người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ít xâm lấn như:
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng nội soi
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lối trước
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lối trước kết hợp với hàn xương hay thay đĩa đệm nhân tạo
Lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nặng và điều trị nội khoa không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ bằng nội soi. Đây là phương pháp được thực hiện ở Châu Âu từ năm 1991, mang lại hiệu quả mà không phá hủy vùng cổ, xương, vết mổ rất nhỏ và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cổ được chỉ định trong trường hợp:
Bệnh nhân có lỗi đĩa đệm cột sống cổ nhiều tầng
Thoát vị đĩa đệm mãn tính
Bệnh nhân bị đau, nặng ở cổ và tay, có hoặc không có yếu, tê bì, kim châm ở da
Đau mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị đĩa đệm cổ nội khoa như nẹp, kéo cổ, thư giãn cơ hoặc vật lý trị liệu
Bệnh nhân với lỗi đĩa đệm và gai xương ở những tần lân cận
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cổ sẽ không được chỉ định ở trường hợp bệnh nhân:
Bị hẹp ống sống nặng( phát triển nhiều xương trong tủy sống)
Bị đau cở và tay gây ra bởi thoát vị đĩa đệm
Bị thoát vị đĩa đệm và hẹp ở sống nhẹ.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đâu uy tín?
Chị Nguyễn Thị Thu 30 tuổi Hoài Đức, Hà Nội sau khi sinh bé được một thời gian chị Thu cảm thấy đau nhức vùng cổ vai gáy nhưng cũng chỉ nghĩ do mình đang nuôi con nhỏ có thể chỉ là biểu hiện thiếu canxi thông thường. Chỉ đến khi chị bị đau nặng tê hai cánh tay và đau đầu liên tục không ngủ được, sáng ngủ dậy chị bị đau cứng cổ không dậy được. Lúc này chị mới đi khám thì đã bị thoát vị đĩa đệm cổ. Trước đó chị Thu cũng đi xoa bóp bấm huyệt ở một số phòng khám nhưng tình trạng không cải thiện được nhiều.
Đông y chữa thoát vị đĩa đệm cổ
Vì đang nuôi con nhỏ, nên chị Thu tìm đến phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng thuốc đông y. Chị cùng chồng tìm về nhà thuốc đông y gia truyền lương y Nguyễn Thế Qúy để được lương y thăm khám và điều trị bệnh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng đông y được xem là phương pháp bảo tồn hiệu quả ở nhiều bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật.
Người bệnh được chữa theo Đông y sẽ sử dụng thảo dược kết hợp với thuốc xoa bóp, thuốc đắp để đi sâu vào tái tạo và phục hồi đĩa đệm. Ưu điểm của Đông y trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ giúp đả thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, bổ can thận.
Theo Đông y, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống( yêu cước thống). Nguyên nhân chính là do can thận suy kém, phong hàn thấp càng để lâu sẽ ảnh hưởng đến can thận. Với những thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên đi sâu vào phục hồi và tái tạo đĩa đệm mang lại hiệu quả cao, lâu dài. Đặc biệt, thuốc Đông y rất an toàn cho sức khỏe không gây ra tác phụ nguy hiểm và đặc biệt an toàn cho phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn yên tâm khi sử dụng thuốc.
Cơ chế tác động kép, đẩy lùi thoát vị đĩa đệm cổ tận gốc
Một mặt, các vị thuốc đi sâu vào giải độc, khu phong, tán hàn, trừ thấp, bồi bổ chức năng can thận để loại bỏ căn nguyên gây ra các cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Mặt khác, bài thuốc chú trọng bồi bổ cơ thể, tăng thể trạng cho người và tăng sức đề kháng. Khi cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông thì bệnh tự nhiên sẽ thuyên giảm và hạn chế tái phát cơn đau trở lại. Sự tác động 2 chiều cùng lúc giúp nâng cao hiệu quả của bài thuốc và duy trì tác dụng lâu dài.
Thành phần thảo dược tự nhiên 100%, an toàn tuyệt đối
Ưu điểm nổi bật của bài thuốc hoàn viên chữa thoát vị đĩa đệm cổ với thành phần chứa 100% thảo dược tự nhiên, cam kết không pha trộn tân dược, kháng sinh hay corticoid. Vì thế bài thuốc này rất an toàn cho sức khỏe. Suốt hơn 20 năm qua, mọi bệnh nhân về điều trị thoát vị đĩa đệm cổ lưng tại nhà thuốc đều hết lòng khen ngợi thuốc tốt.
Bệnh nhân khỏi bệnh mà không phải trải qua phẫu thuật tốn kém. Tuy nhiên để hiệu quả chữa bệnh được tốt nhất thì người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của thầy thuốc. Không nên tự ý dừng thuốc, tự ý dùng các phác đồ điều trị khác xen vào quá trình điều trị. Đặc biệt, cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài, nếu bệnh nhân uống thuốc thấy đỡ mà thôi dùng thuốc chi chưa hết liệu trình thì tác dụng chữa bệnh hầu như không có. Việc điều trị như vậy chỉ gây tốn kém và mất thời gian cho người bệnh.
Thứ ba, 26 Tháng 11 2019 09:51
Gãy thân 2 xương cẳng chân là loại gãy thân xương dài thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, tại Việt Nam nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông. Xương cẳng chân có cấu tạo đặc biệt gồm có hai xương là xương chày và xương mác.
Gãy thân xương cẳng chân là gãy đoạn xương được giới hạn từ dưới lồi củ trước xương chày 1cm đến trên khớp chầy sên 3 khoát ngón tay (5cm).
Gãy thân xương dài đặc biết đối với xương cẳng chân là loại gãy khá phổ biến trong các trường hợp gãy xương. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị như: nắn chỉnh bó bột, khung cố định ngoài, nẹp vít, đinh nội tủy… Việc điều trị gãy xương cẳng chân bằng phẫu thuật đóng đinh nội tủy có chốt là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.
Điều trị gãy thân hai xương cẳng chân
Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố do phẫu thuật viên đánh giá:
Gãy vững hay không vững
Các yếu tố nguy cơ, các tổn thương kèm theo
Điều trị bảo tồn: bó nẹp cố định kết hợp dùng thuốc nam bó lá sinh xương gia truyền của lương y Nguyễn Thế Quý được xem là phương pháp bảo tồn an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân gãy hai xương cẳng chân tiên lượng sau 1 tháng rưỡi đắp thuốc có thể liền xương và tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng.
Em Nguyễn Thế Vũ 17 tuổi Xã Đàn, Hà Nội bị ngã gãy hai xương cẳng chân đang nằm điều trị ở bệnh viện Việt Đức các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng gia đình em quyết định đưa em về nhà thuốc lương y Nguyễn Thế Qúy bó lá.
Sau 2 tháng bó lá xương liền tròn trịa trở lại em đã có thể tập đi và sau 6 tháng em Vũ chạy bộ và có thể đá bóng được. Đó là một trong rất nhiều bệnh nhân gãy xương cẳng chân đang điều trị bằng phương pháp bó lá gia truyền.
Lương y Nguyễn Thế Qúy cho biết gãy thân xương cẳng chân là loại gãy đa số đều có chỉ định phẫu thuật đóng đinh nội tủy hoặc kết hợp xương nẹp vít. Đóng đinh nội tủy Kuntcher, đinh Rush( áp dụng cho gãy vững)
Đinh nội tủy có chốt áp dụng cho gãy không vững gãy hở độ I-II có thời gian thấp hơn hoặc bằng 6 giờ.
Kết hợp xương nẹp vít sử dụng khi vị trí gãy sát gần các đầu xương không thuận tiện cho việc bắt chốt, gây nát nhiều tầng thân xương. Ngày nay thường sử dụng kỹ thuật băt cầu và nẹp luồn, có khóa để tránh làm tổn thương phần mềm nhiều.
Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân gặp phải biến chứng chậm liền xương, tạo khớp giả, nẹp vít bị gãy sau phẫu thuật còn nhiều. Những tai biến sau phẫu thuật nẹp vít thân xương chày thường là nhiễm trùng, chảy máu sau mổ, hoại tử da mặt trước. Chậm liền xương hoặc không liền xương bệnh nhân cần phải được phẫu thuật kết hợp xương lại và ghép xương hoặc ghép xương đơn thuần.
Phim chụp của bệnh nhân mổ đóng đinh nẹp vít gãy xương cẳng chân, sau 3 tháng nẹp bị gãy
Bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân cần được điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Mục đích của việc tập vật lý trị liệu tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương.
Giảm sưng, giảm đau chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng( hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ- hội chứng Sudeck).
Duy trì tầm vận động khớp, ngửa teo cơ.
Chế độ sinh hoạt cho người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân:
Nên nằm nghỉ ngơi, kê cao chân phẫu thuật hơn tim 4cm
Tập vận động chủ động ngay sau mổ
Từ tuần thứ 3, đi nạng, chịu lực một phần tăng dần ở chi phẫu thuật trong khoảng 10-12 tuần( với kết hợp xương nẹp vít); Đi nạng chống chân chịu lực sau 1-2 tuần( với đóng đinh nội tủy có chốt).
Chụp X-quang kiểm tra sau 2,6,12 tuần và mỗi 6-12 tuần.
Không nên nâng vật nặng, tránh hút thuốc lá, uống rượu bia.
Sau ba tháng các hoạt động sinh hoạt các nhân có thể trở về như bình thường.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gãy xương cẳng chân: ăn thức ăn nhẹ, nhiều rau và trái cây hoặc uống sữa, tránh ăn thức ăn quá cứng và dai. Không ăn các chất gây kích thích trong tháng đầu sau phẫu thuật.
Chế độ theo dõi tái khám: tái khám theo định kì sau 2,6,12 tuần và mỗi 6-12 tuần.
Tái khám ngay nếu có dấu hiệu: đau mà không đỡ sau khi dùng thuốc
Sưng nề vết mổ
Chảy dịch vết mổ
Tháo nẹp vít sau 24 tháng, tháo đinh sau 12 tháng.
Chủ nhật, 24 Tháng 11 2019 03:56
Nhiều phụ huynh không tin con mình bị thoát vị đĩa đệm bởi bệnh này thường chỉ thấy ở người lớn tuổi. Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách có thể gây tàn phế. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh có thêm thông tin về bệnh và có những lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.
Thực trạng thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi gây ra tình trạng đau lưng, nhức mỏi cột sống, có cảm giác cứng cơ, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những năm gần đây thoát vị đĩa đệm ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Tình trạng này xảy ra là do trẻ phải mang vác nặng quá sức, chạy nhảy vận động quá mức hay do các chấn thương như ngã, tai nạn…Nhiều nghiên cứu chỉ ra thoát vị đĩa đệm ở người dưới 20 tuổi do di truyền hoặc bẩm sinh.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở trẻ
Độ tuổi xương của trẻ bắt đầu phát triển là tháng thứ 4. Qúa trình phát triển này ngày càng hoàn thiện dần. Hệ xương của trẻ bắt đầu ổn định được đường cong vùng cổ, ngực khi trẻ lên 7 tuổi. 12-13 tuổi đoạn cong thắt lưng, đoạn hông cong ra trước, đoạn sống cùng cụt cong ra sau cũng dần hoàn thiện.
Đây gọi là giai đoạn hình thành đường cong sinh lý. 18 tuổi hệ cơ xương khớp của cơ thể dần ổn định. 27 tuổi xương bắt đầu ngừng phát triển. Ở tuổi này hầu như cơ thể chúng ta không cao thêm.
Triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ
Đau nhức tại vùng bị thoát vị đĩa đệm: Tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm, sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, có thể lan sang cánh tay, mông và rồi tới ngón chân dọc theo dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đứng ngồi không yên.
Cơn đau âm ỉ xảy ra ở xung quanh vùng đĩa đệm, có thể sẽ tăng cường độ khi bệnh nhân ho, cười lớn, hắt hơi.
Bệnh nhân khi thực hiện các hoạt động đứng, ngồi, nằm sấp hay nghiêng quá lâu sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội. Họ thường có tư thế đứng thẳng lưng hoặc vẹo về phía bên đau. Trong trường hợp đau nặng người bệnh phải nằm bất động về một bên khi ngủ để giảm bớt cơn đau.
Vận động ngày càng khó khăn hơn, biểu hiện rõ rệt khi bệnh nhân thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, họ còn bị tê bì các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác châm chích như kiến bò.
Ở giai đoạn nặng, khi nhân nhầy chèn ép vào rễ dây thần kinh thắt lưng, người bệnh mất dần cảm giác khi cầm nắm hoặc thực hiện một việc đòi hỏi sự khéo léo, rối loạn đại tiện, tiểu tiện. Đến giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, biến chứng teo cơ, tê liệt phải ngồi xe lăn.
Điều chỉnh tư thế cho trẻ để phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Những năm gần đây, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ đang có xu hướng tăng lên. Điều này một phần do tư thế sinh hoạt, làm việc từ những độ tuổi nhỏ hơn gây ra. Loại bỏ các tư thế sai sẽ giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm trong tương lai cho trẻ. Bố mẹ cần biết và hướng dẫn trẻ tránh xa những tư thế sau:
– Tránh nằm không gối vì dễ gây ra các nhức mỏi, chèn ép vùng cột sống cổ.
– Không nằm ngoẹo đầu sẽ không tốt cho các cơ và cột sống cổ.
– Không nằm co quắp hay nằm sấp để tránh đau lưng.
– Không ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi.
– Tránh cúi đầu khi ngồi học bài, làm việc,…
– Tập cho trẻ bỏ thói quen nằm dài, bò hoặc gục trên mặt bàn để viết. Tư thế này đặc biệt ảnh hưởng đến cột sống, tim, phổi, mắt,…
– Tư thế ngồi khom lưng cũng là một tư thế khá phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải. Thói quen này thường đến từ nguyên nhân độ cao giữa bàn và ghế không phù hợp. Về lâu dài, nguyên nhân này có thể khiến cho cột sống cổ, lưng dễ bị căng cơ, đau nhức, gây tê và mệt mỏi, đau nhức.
Sau này tình trạng này còn có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp.
Trên đây là những kiến thức tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết người bệnh sẽ xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thể dục hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh hơn.
Thứ bảy, 23 Tháng 11 2019 05:14
Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của hai tay. Viêm quanh khớp vai dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều người còn xem nhẹ bệnh.
NGUYÊN NHÂN
Khớp vai góp mặt trong nhiều hoạt động quan trọng thường ngày, từ mặc quần áo, cầm nắm đơn giản…cho đến tập luyện thể thao, bê vác vật nặng…
Viêm quanh khớp vai được biết đến là tình trạng tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động của cánh tay, bả vai. Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm quanh khớp vai:
Tổn thương khớp vai do nghề nghiệp( lái xe, thợ rèn…), chơi thể thao( bóng bàn, bơi, tennis…)
Chấn thương khớp vai do bị va đập mạnh, bị ngã chống mạnh tay xuống đất
Tình trạng viêm gân, thoái hóa, vôi hóa phần mềm
Thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao cũng có thể gây viêm quanh khớp vai
Viêm bao hoạt dịch mỏm cùng vai
Viêm bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay
TRIỆU CHỨNG
Cơn đau do viêm quanh khớp vai có thể nghiêm trọng, làm giảm biên độ vận động hoặc khiến người bệnh không thể cử động vai. Bệnh diễn tiến theo ba giai đoạn sau:
Viêm mạn tính: đau là biểu hiện điển hình nhất, thường xuất hiện sau khi vận động quá mức hoặc sau chấn thương nhỏ liên tiếp ở vai. Buổi tối đau nhiều, nhất là khi nằm nghiêng đè vào bên vai bị viêm.
Đau vai cấp: cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội. Vai sưng to, nóng, người bệnh có thể thấy khối sưng bùng nhùng. Tình trạng đau lan toàn bộ vai, lên cổ, xuống tay…Người bệnh không thể thực hiện các vận động liên quan tới khớp vai, bị mất ngủ do đau nặng về đêm…
Đông cứng khớp vai: cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều. Khớp vai bị cứng, vận động bị hạn chế hoàn toàn. Quan sát từ phía sau, khi bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.
Viêm quanh khớp vai có thể bị ở bất kì độ tuổi nào tuy nhiên bệnh gặp nhiều ở nam giới hơn nữ và ở độ tuổi từ 40-60 tuổi.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI
Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây để tránh gặp phải tác dụng phụ
Mục tiêu của việc điều trị viêm quanh khớp vai là giảm đau, chống viêm và duy trì vận động của khớp vai. Tây y điều trị viêm quanh khớp vai có 2 phương pháp chủ yếu:
Nhóm thuốc chống viêm có Corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Betamethasone…Không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống co thắt cơ: Myonal, Coltramyl, Mydocalm, Valium…
Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp có tác dụng chậm nhwu Glucosamin Sulfat, Diacerein…
Đây là phương pháp điều trị vêm quanh khớp vai thể đông đặc. Sau 3-6 tháng nếu điều trị không có kết quả, bệnh nhân được chỉ định nội soi gỡ dính, giải phóng bao khớp.
Bệnh nhân được gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng hỗn hợp lidocain, marcain. Sau gây tê các bệnh nhân được tiêm tại chỗ corticoid thuốc depomedrol 40mg/ml, lidocain 2 %, nước cất vừa đủ 20ml.
Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm quanh khớp vai có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn; bị độc tại gan, thận, dạ dày hoặc nhờn thuốc khiến cho việc chữa trị không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và thông báo lại cho bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường.
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
Y học cổ truyền xác định viêm quanh khớp vai có triệu chứng vai gáy cứng đau, cánh tay mỏi, hạn chế vận động, góc nách hẹp lại, khó hoặc không tự mặc được áo, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai tại nhà thuốc gia truyền lương y Nguyễn Thế Qúy đã phát huy tác dụng trong chống viêm giảm đau rất tốt nhờ bài thuốc đắp bó lá nam giúp giảm viêm tiêu sưng.
Khu phong trừ thấp bằng bài thuốc ma hoàng quế chi thang gia giảm
Bổ khí huyết thông kinh hoạt lạc bằng bài thuốc quyên tí thang gia giảm
Lưu ý trong quá trình sử dụng các bài thuốc trên nên kiêng ăn thịt chó, thịt bò và đu đủ xanh. Người bệnh kiên trì uống thuốc mới đem lại hiệu quả.
Ngoài ra quá trình sắc thuốc mất khá nhiều thời gian nên nhà thuốc đã sắc thuốc sẵn bằng máy sắc thuốc công nghệ Hàn Quốc, đóng túi rất tiện lợi cho người bận rộn, người thường phải đi công tác hoặc du lịch.
Ưu điểm nổi bật của bài thuốc điều trị viêm quanh khớp vai và các bệnh xương khớp tại nhà thuốc lương y Nguyễn Thế Qúy:
Giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vay gáy, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gút, thoái hóa, vôi hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, đau dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, thần kinh vai gáy, thấp khớp, tiêu sưng giảm đau, hỗ trợ liền xương gãy.
Thông kinh lạc, tăng tiết hoạt dịch ổ khớp, giúp vận động dễ dàng hơn
Bồi bổ can thận, mạnh gân cốt giúp xương khớp chắc khỏe từ bên trong
Ngăn chặn cơn đau tái phát, hạn chế những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tàn phế…
Bài Tập Cho Người Bị Viêm Quanh Khớp Vai
Tốt nhất, khi bị viêm quanh khớp vai ở giai đoạn đầu, người bệnh nên ngừng các hoạt động thể thao, không làm việc quá sức để khớp vai được nghỉ ngơi. Sau đó, có thể thực hiện các bài tập đơn giản dưới đây:
Bài tập1: Đung đưa cánh tay bị viêm đau
Bài tập 2: Kéo giãn cơ vai và tay bị viêm
Bài tập 3: Động tác kéo dây
Với những động tác trong 3 bài tập trên đây, người bệnh viêm quanh khớp vai nào cũng có thể áp dụng và dễ dàng thực hiện tại bất cứ đâu. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu nên tập với cường độ nhẹ nhàng để không gây đau hoặc tác động đột ngột đến khớp vai.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh viêm quanh khớp vai. Khi thấy mình có dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Thứ bảy, 23 Tháng 11 2019 01:20
Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp hoặc chỉ một khớp. Những khớp này là những khớp ở phần dưới của cột sống, nơi kết nối với các phần của xương chậu, gần hông. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng đến:
Vùng mông
Lưng dưới
Chân (một hoặc cả hai)
Hông
Bàn chân (không phổ biến)
Viêm khớp cùng chậu là một phần chính trong viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp khớp gây viêm khớp và cứng khớp ở cột sống và hông. Bệnh là một dạng viêm khớp tiến triển.
Bệnh còn có tên gọi là bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính( viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng, một bệnh đường ruột do thấp như viêm đại trực tràng chảy máu tự miễn( bệnh Crohn…).
Nếu bị viêm khớp cùng chậu khi còn trẻ nên điều trị dứt điểm nếu không về già việc chữa trị sẽ rất khó khăn, bệnh chuyển biến nặng thêm và xuất hiện nhiều biến chứng do kèm theo sự lão hóa sụn khớp. Viêm khớp cùng chậu thường có một hoặc hai bên.
Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu
Do chấn thương: Chấn thương mạnh khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… có thể tác động và làm tổn thương khớp cùng chậu.
Viêm khớp cùng chậu do mang thai: Đối với nữ giới, trong quá trình mang thai và sinh con, để thuận lợi cho quá trình sinh nở, các khớp cùng chậu sẽ phải mở rộng và kéo dài ra. Đồng thời, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, cân nặng tăng lên đáng kể làm tăng áp lực lên các vùng khớp.
Sinh hoạt, làm việc không khoa học: Một số người bị viêm khớp cùng chậu do có thói quen ngồi lâu một chỗ, ngồi làm việc sai tư thế, mang vác đồ nặng,… sẽ gây nên những tác động xấu cho vùng khớp cùng chậu, hình thành tổn thương và viêm khớp.
Do di truyền: Nghiên cứu đã chỉ ra, nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp cùng chậu thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường khác.
Do bệnh lý: Một số bệnh đại tràng như viêm đại thực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục hay viêm xương khớp mãn tính,…
VIÊM KHỚP CÙNG CHẬU Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ SAU SINH
Khi mang thai, thai lớn dần, chèn ép các mạch máu ở vùng tiểu khung gây ứ huyết, sung huyết tại chỗ, từ đó chèn ép niệu quản- bàng quang làm ứ tiểu và khó khăn trong bài tiết nước tiểu dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm đường tiểu ngược dòng. Loại nhiễm khuẩn này đầu tiên chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu dần lan đến viêm khớp cùng chậu.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh để nếu bị viêm khớp cùng chậu lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến dính khớp. Khi đã bị dính khớp sẽ làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kì mang thai, lúc chuyển dạ, rặn đẻ khung chậu khó giãn nở( tiểu khung bị hẹp) sẽ khiến cho thai nhi khó có thể đi qua, phải can thiệp bằng kĩ thuật mổ lấy thai.
Đồng thời, tình trạng viêm cũng là yếu tố thuận lợi dễ kết hợp với nhiễm khuẩn phần phụ, tiết niệu có từ trước. Phụ nữ trong những ngày đèn đỏ vệ sinh không tốt gây viêm bộ phận sinh dục, tiết niệu lan đến khớp cùng chậu gây viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn.
Biến chứng
VKCC nếu để lâu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động không thể ngồi lâu để làm việc hoặc khó cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn do cứng cột sống thắt lưng, lưng và cổ. Mặt khác, viêm khớp cùng chậu có thể lan ra, tổn thương thần kinh tọa, làm teo cơ đùi và để lâu teo cơ mông. Vì vậy nhiều khi nhầm lẫn viêm khớp cùng chậu với đau do thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Đau có thể lan xuống đùi cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa.
Điều trị
Ngoài việc dùng kháng sinh, thuốc không steroid giảm đau, cần kết hợp vật lý liệu pháp. Vận động là biện pháp chính chứ không phải chỉ dùng thuốc. Bệnh nhân viêm khớp cùng chậu kết hợp luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ co giãn tốt. Vì vậy, khi bị viêm khớp cùng chậu người bênh cần đi thăm khám ở các phòng khám bệnh viện chuyên khoa cơ xương khớp để được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập luyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai.
Theo các bác sĩ chuyên khoa khớp, bài tập hiệu quả và đơn giản có thể tự bản thân thực hiện là nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn. Động tác tập này rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu.
Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian từ 30-40 phút mỗi ngày. Trong trường hợp phụ nữ mang thai và sau sinh bị viêm khớp cùng chậu nên lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc đông y với những thành phần an toàn, phù hợp cho thai nhi mà không ảnh hưởng tới em bé.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn đối phó viêm khớp cùng chậu?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với những cơn đau viêm khớp cùng chậu:
Thuốc giảm đau không cần toa. Thuốc ibuprofen (Advil, Motrin IB và những biệt dược khác) và acetaminophen (Tylenol và những biệt dược khác) có thể giúp giảm đau kết hợp với viêm khớp cùng chậu. Một số các loại thuốc có thể gây ra đau bụng hoặc các vấn đề cho thận hoặc gan. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Nghỉ ngơi. Sửa đổi hoặc tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau có thể giúp giảm viêm khớp cùng chậu. Tư thế thích hợp là rất quan trọng.
Chườm lạnh và nóng. Xen kẽ chườm lạnh và nóng có thể giúp giảm đau khớp cùng chậu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua zalo 0904661277 hoặc 0909045568 để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.