Gãy xương cẳng chân là loại gãy thân xương dài thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, tại Việt Nam nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông. Xương cẳng chân có cấu tạo đặc biệt gồm có hai xương là xương chày và xương mác.
Gãy xương cẳng chân – gãy thân
Gãy xương cẳng chân – gãy thân là gãy đoạn xương được giới hạn từ dưới lồi củ trước xương chày 1cm đến trên khớp chầy sên 3 khoát ngón tay (5cm).
Gãy thân xương dài đặc biết đối với xương cẳng chân là loại gãy khá phổ biến trong các trường hợp gãy xương. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị như: nắn chỉnh bó bột, khung cố định ngoài, nẹp vít, đinh nội tủy… Việc điều trị gãy xương cẳng chân bằng phẫu thuật đóng đinh nội tủy có chốt là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.
Điều trị gãy xương cẳng chân – gãy thân
Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố do phẫu thuật viên đánh giá:
Gãy vững hay không vững
Các yếu tố nguy cơ, các tổn thương kèm theo
Điều trị bảo tồn: bó nẹp cố định kết hợp dùng thuốc nam bó lá sinh xương gia truyền của lương y Nguyễn Thế Quý được xem là phương pháp bảo tồn an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân gãy hai xương cẳng chân tiên lượng sau 1 tháng rưỡi đắp thuốc có thể liền xương và tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng.
Em Nguyễn Thế Vũ 17 tuổi Xã Đàn, Hà Nội bị ngã gãy hai xương cẳng chân đang nằm điều trị ở bệnh viện Việt Đức các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhưng gia đình em quyết định đưa em về nhà thuốc lương y Nguyễn Thế Qúy bó lá. Sau 2 tháng bó lá xương liền tròn trịa trở lại em đã có thể tập đi và sau 6 tháng em Vũ chạy bộ và có thể đá bóng được. Đó là một trong rất nhiều bệnh nhân gãy xương cẳng chân đang điều trị bằng phương pháp bó lá gia truyền.
Lương y Nguyễn Thế Qúy cho biết gãy thân xương cẳng chân là loại gãy đa số đều có chỉ định phẫu thuật đóng đinh nội tủy hoặc kết hợp xương nẹp vít. Đóng đinh nội tủy Kuntcher, đinh Rush( áp dụng cho gãy vững)
Đinh nội tủy có chốt áp dụng cho gãy không vững gãy hở độ I-II có thời gian thấp hơn hoặc bằng 6 giờ.
Kết hợp xương nẹp vít sử dụng khi vị trí gãy sát gần các đầu xương không thuận tiện cho việc bắt chốt, gây nát nhiều tầng thân xương. Ngày nay thường sử dụng kỹ thuật băt cầu và nẹp luồn, có khóa để tránh làm tổn thương phần mềm nhiều.
Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân gặp phải biến chứng chậm liền xương, tạo khớp giả, nẹp vít bị gãy sau phẫu thuật còn nhiều. Những tai biến sau phẫu thuật nẹp vít thân xương chày thường là nhiễm trùng, chảy máu sau mổ, hoại tử da mặt trước. Chậm liền xương hoặc không liền xương bệnh nhân cần phải được phẫu thuật kết hợp xương lại và ghép xương hoặc ghép xương đơn thuần.
Phim chụp của bệnh nhân mổ đóng đinh nẹp vít gãy xương cẳng chân, sau 3 tháng nẹp bị gãy
Bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân cần được điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Mục đích của việc tập vật lý trị liệu tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương.
Giảm sưng, giảm đau chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng( hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ- hội chứng Sudeck).
Duy trì tầm vận động khớp, ngửa teo cơ.
Chế độ sinh hoạt cho người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân:
Nên nằm nghỉ ngơi, kê cao chân phẫu thuật hơn tim 4cm
Tập vận động chủ động ngay sau mổ
Từ tuần thứ 3, đi nạng, chịu lực một phần tăng dần ở chi phẫu thuật trong khoảng 10-12 tuần( với kết hợp xương nẹp vít); Đi nạng chống chân chịu lực sau 1-2 tuần( với đóng đinh nội tủy có chốt).
Chụp X-quang kiểm tra sau 2,6,12 tuần và mỗi 6-12 tuần.
Không nên nâng vật nặng, tránh hút thuốc lá, uống rượu bia.
Sau ba tháng các hoạt động sinh hoạt các nhân có thể trở về như bình thường.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gãy xương cẳng chân: ăn thức ăn nhẹ, nhiều rau và trái cây hoặc uống sữa, tránh ăn thức ăn quá cứng và dai. Không ăn các chất gây kích thích trong tháng đầu sau phẫu thuật.
Chế độ theo dõi tái khám: tái khám theo định kì sau 2,6,12 tuần và mỗi 6-12 tuần.
Tái khám ngay nếu có dấu hiệu: đau mà không đỡ sau khi dùng thuốc
Sưng nề vết mổ
Chảy dịch vết mổ
Tháo nẹp vít sau 24 tháng, tháo đinh sau 12 tháng.
Xem thêm:
Gẫy xương, các bệnh khớp, viêm nhiễm điều trị khỏi nhanh bằng phương thuốc quý
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng y học cổ truyền như thế nào?