Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp hoặc chỉ một khớp. Những khớp này là những khớp ở phần dưới của cột sống, nơi kết nối với các phần của xương chậu, gần hông. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng đến:
Vùng mông
Lưng dưới
Chân (một hoặc cả hai)
Hông
Bàn chân (không phổ biến)
Viêm khớp cùng chậu là một phần chính trong viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp khớp gây viêm khớp và cứng khớp ở cột sống và hông. Bệnh là một dạng viêm khớp tiến triển.
Bệnh còn có tên gọi là bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính( viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng, một bệnh đường ruột do thấp như viêm đại trực tràng chảy máu tự miễn( bệnh Crohn…).
Nếu bị viêm khớp cùng chậu khi còn trẻ nên điều trị dứt điểm nếu không về già việc chữa trị sẽ rất khó khăn, bệnh chuyển biến nặng thêm và xuất hiện nhiều biến chứng do kèm theo sự lão hóa sụn khớp. Viêm khớp cùng chậu thường có một hoặc hai bên.
Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu
Do chấn thương: Chấn thương mạnh khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… có thể tác động và làm tổn thương khớp cùng chậu.
Viêm khớp cùng chậu do mang thai: Đối với nữ giới, trong quá trình mang thai và sinh con, để thuận lợi cho quá trình sinh nở, các khớp cùng chậu sẽ phải mở rộng và kéo dài ra. Đồng thời, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, cân nặng tăng lên đáng kể làm tăng áp lực lên các vùng khớp.
Sinh hoạt, làm việc không khoa học: Một số người bị viêm khớp cùng chậu do có thói quen ngồi lâu một chỗ, ngồi làm việc sai tư thế, mang vác đồ nặng,… sẽ gây nên những tác động xấu cho vùng khớp cùng chậu, hình thành tổn thương và viêm khớp.
Do di truyền: Nghiên cứu đã chỉ ra, nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp cùng chậu thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn những người bình thường khác.
Do bệnh lý: Một số bệnh đại tràng như viêm đại thực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục hay viêm xương khớp mãn tính,…
VIÊM KHỚP CÙNG CHẬU Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ SAU SINH
Khi mang thai, thai lớn dần, chèn ép các mạch máu ở vùng tiểu khung gây ứ huyết, sung huyết tại chỗ, từ đó chèn ép niệu quản- bàng quang làm ứ tiểu và khó khăn trong bài tiết nước tiểu dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm đường tiểu ngược dòng. Loại nhiễm khuẩn này đầu tiên chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu dần lan đến viêm khớp cùng chậu.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh để nếu bị viêm khớp cùng chậu lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến dính khớp. Khi đã bị dính khớp sẽ làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kì mang thai, lúc chuyển dạ, rặn đẻ khung chậu khó giãn nở( tiểu khung bị hẹp) sẽ khiến cho thai nhi khó có thể đi qua, phải can thiệp bằng kĩ thuật mổ lấy thai.
Đồng thời, tình trạng viêm cũng là yếu tố thuận lợi dễ kết hợp với nhiễm khuẩn phần phụ, tiết niệu có từ trước. Phụ nữ trong những ngày đèn đỏ vệ sinh không tốt gây viêm bộ phận sinh dục, tiết niệu lan đến khớp cùng chậu gây viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn.
Biến chứng
VKCC nếu để lâu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động không thể ngồi lâu để làm việc hoặc khó cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn do cứng cột sống thắt lưng, lưng và cổ. Mặt khác, viêm khớp cùng chậu có thể lan ra, tổn thương thần kinh tọa, làm teo cơ đùi và để lâu teo cơ mông. Vì vậy nhiều khi nhầm lẫn viêm khớp cùng chậu với đau do thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Đau có thể lan xuống đùi cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa.
Điều trị
Ngoài việc dùng kháng sinh, thuốc không steroid giảm đau, cần kết hợp vật lý liệu pháp. Vận động là biện pháp chính chứ không phải chỉ dùng thuốc. Bệnh nhân viêm khớp cùng chậu kết hợp luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ co giãn tốt.
Vì vậy, khi bị viêm khớp cùng chậu người bênh cần đi thăm khám ở các phòng khám bệnh viện chuyên khoa cơ xương khớp để được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập luyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai.
Theo các bác sĩ chuyên khoa khớp, bài tập hiệu quả và đơn giản có thể tự bản thân thực hiện là nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn. Động tác tập này rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu.
Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian từ 30-40 phút mỗi ngày. Trong trường hợp phụ nữ mang thai và sau sinh bị viêm khớp cùng chậu nên lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc đông y với những thành phần an toàn, phù hợp cho thai nhi mà không ảnh hưởng tới em bé.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn đối phó viêm khớp cùng chậu?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với những cơn đau viêm khớp cùng chậu:
Thuốc giảm đau không cần toa. Thuốc ibuprofen (Advil, Motrin IB và những biệt dược khác) và acetaminophen (Tylenol và những biệt dược khác) có thể giúp giảm đau kết hợp với viêm khớp cùng chậu. Một số các loại thuốc có thể gây ra đau bụng hoặc các vấn đề cho thận hoặc gan. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Nghỉ ngơi. Sửa đổi hoặc tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau có thể giúp giảm viêm khớp cùng chậu. Tư thế thích hợp là rất quan trọng.
Chườm lạnh và nóng. Xen kẽ chườm lạnh và nóng có thể giúp giảm đau khớp cùng chậu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua zalo 0904661277 hoặc 0909045568 để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
Gẫy xương, các bệnh khớp, viêm nhiễm điều trị khỏi nhanh bằng phương thuốc quý